Paroxetine điều trị tình trạng trầm cảm, lo âu, hoảng sợ, rối loạn tiền kinh nguyệt, chứng loạn thần kinh ám ảnh, rối loạn ám ảnh cưỡng chế… Nội dung được chia sẻ dưới đây chúng tôi hy vọng rằng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin liên quan đến thuốc Paroxetine này.
Thuốc Paroxetine có tên hoạt chất là Paroxetin và có nhiều tên biệt dược khác nhau như: thuốc Paroxetine Teva, thuốc Medi-Paroxetin, thuốc Paxine-40, thuốc Pharmapar… Nó thuộc về nhóm thuốc hướng tâm thần và được bào chế ở nhiều dạng như viên nén, viên nén bao phim hoặc viên nén bao đường.
Thành phần trong thuốc là Paroxetine.
Thuốc được chỉ định dùng theo toa và hoạt động qua cách khôi phục cân bằng chất serotonin bên trong não. Tác dụng chính của thuốc đó là cải thiện tâm trạng, giúp con người ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn. Đồng thời còn làm giảm tình trạng lo âu, hoảng loạn. Cụ thể Paroxetine được chỉ định trong những trường hợp như sau:
Trường hợp bệnh nhân bị trầm cảm, rối loạn lo âu tổng quát, hoảng sợ, mệt mỏi căng thẳng hoặc bị chứng loạn thần kinh ám ảnh.
Bên cạnh đó thuốc Paroxetine còn được chỉ định dùng trong các mục đích khác chưa được liệt kê. Bệnh nhân muốn biết chính xác có thể liên hệ cùng bác sĩ.
Thuốc Paroxetine chống chỉ định với đối tượng bệnh nhân mẫn cảm với thành phần bên trong thuốc, đối tượng bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế IMAO và những người hiện đang điều trị với thuốc Thioridazine.
Thuốc Paroxetine được dùng 1 lần một ngày sau ăn sáng. Tùy vào từng mục đích điều trị mà liều dùng thuốc sẽ khác nhau. Nhưng liều cơ bản sẽ là:
⇒ Để điều trị tình trạng trầm cảm, lo âu, trầm cảm phản ứng: Dùng 200mg Paroxetine/ ngày sau đó tăng dần liều, mỗi lần tăng 10mg đến khi đạt 50mg/ ngày thì ngưng.
⇒ Để điều trị rối loạn hoảng loạn:
Dùng Paroxetine liều 40mg/ ngày và lần đầu nên dùng liều 10mg/ngày. Tiếp theo tăng mỗi tuần 10mg thuốc Paroxetine đến khi đạt tối đa 50mg/ngày.
Với bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng thì uống 20mg Paroxetine/ ngày. Khi dùng thuốc cần ngưng từ từ không được dùng đột ngột.
⇒ Để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Sử dụng thuốc Paroxetine liều 40mg/ ngày. Liều dùng khởi đầu đó là 20mg/ ngày và những tuần tiếp theo thì tăng liều dần mỗi tuần 10mg đến khi đạt 60mg/ ngày.
⇒ Dùng Paroxetine để điều trị rối loạn căng thẳng sau chấn thương:
Dùng liều khởi đầu 20mg Paroxetine/lần/ ngày. Bệnh nhân có thể uống lúc đói hoặc no và thường là uống vào buổi sáng.
Dùng liều duy trì 1 ngày 1 lần 20 đến 50mg Paroxetine và thời gian điều trị kéo dài khoảng ít nhất 1 tuần.
Liều dùng thay đổi có thể tăng thêm 10mg Paroxetine liều mỗi ngày trong thời gian ngắn nhất là 1 tuần.
⇒ Để điều trị những triệu chứng sau mãn kinh:
Với trường hợp thuốc chỉ chấp thuận Paroxetine như Brisdelle (R) thì dùng chữa tình trạng vận mạch từ trung bình cho đến nghiêm trọng và có gắn với thời kỳ tiền mãn kinh. Bệnh nhân dùng từ 7.5mg Paroxetine/ lần/ ngày trước khi đi ngủ. Có thể uống thuốc Paroxetine lúc đói hoặc lúc no đều được.
Với người trưởng thành dùng 20mg/ ngày với liều khởi đầu. Sau đó cần tăng dần liều, mỗi lần sẽ tăng 10mg thuốc Paroxetine đến khi đạt liều tối đa 40mg/ ngày.
Để đảm bảo an toàn thì bệnh nhân cần lưu ý một số những thông tin quan trọng như sau:
→ Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hơn nữa phải tuân thủ đúng chỉ định bác sĩ cũng như liều lượng và cả thời gian chữa trị.
→ Bạn có thể uống cả viên Paroxetine cùng nước khi đói hoặc khi no. Thường nên uống Paroxetine vào buổi sáng. Nếu như nó gây buồn ngủ cho người bệnh thì có thể hỏi ý kiến bác sĩ để chuyển uống vào buổi tối.
→ Để có thể giảm nguy cơ bị tác dụng phụ khi dùng thuốc Paroxetine thì bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định dùng với liều từ thấp sau đó tăng dần.
→ Cần dùng Paroxetine đều đặn theo chỉ định để giúp phát huy công dụng tốt nhất.
→ Nếu như dùng thuốc Paroxetine điều trị rối loạn kinh nguyệt thì bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh dùng thuốc đều đặn hàng ngày trong tháng. Hoặc dùng trong thời gian 2 tuần trước khi bắt đầu chu kỳ kinh.
→ Tiếp tục uống thuốc Paroxetine nếu thấy tình trạng sức khỏe ổn định. Không được tự ý ngưng dùng thuốc nếu chưa hỏi ý kiến từ bác sĩ.
→ Có thể mất thời gian vài tuần thì người bệnh mới thấy tác dụng thuốc Paroxetine mang lại.
→ Không được tự ý đưa thuốc Paroxetine của mình cho người khác dùng trừ khi được bác sĩ chỉ định.
→ Trong quá trình điều trị cùng Paroxetine nếu cơ địa gặp những phản ứng quá mẫn hoặc nếu thấy biểu hiện bệnh không thuyên giảm thì cần ngưng dùng thuốc và phải liên hệ bác sĩ để có được hướng dẫn xử lý phù hợp.
Với tác dụng phụ thường gặp: Chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ, yếu cơ, lo lắng bồn chồn, đổ mồ hôi, giảm ham muốn tình dục, xuất tinh chậm, tiêu chảy hoặc táo bón, giảm cảm giác ngon miệng. Nếu nhẹ thì tác dụng phụ trong vài ngày hoặc vài tuần bị mất đi. Còn nếu như không thấy biến mất bệnh nhân cần thông báo cùng bác sĩ.
Với phản ứng hiếm gặp: Bị tăng men gan, giảm Na bên trong máu gây đau đầu, giảm tập trung, mất sức, gây tăng nhịp tim, tăng huyết áp, cứng cơ hoặc co giật, khó thở, sưng mặt lưỡi, bị giảm thị lực, ảo giác hôn mê, trầm cảm nặng, kích động…
→ Trước khi sử dụng thuốc Paroxetine thì bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ tất cả thông tin về tình trạng sức khỏe. Đặc biệt là khi bệnh nhân thuộc về những trường hợp như: Bị động kinh, mắc các bệnh về tim mạch, người tiền sử bị ám ảnh cưỡng chế, đối tượng người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ đang có thai, đang cho con bú.
→ Nếu thấy xuất hiện các tình trạng co giật cần ngưng dùng thuốc Paroxetine.
→ Nếu thấy triệu chứng bệnh nặng hơn hoặc gây phản ứng quá mẫn như là hoảng loạn, dễ bị kích động, tâm trạng thay đổi… cần liên hệ với bác sĩ.
→ Thuốc Paroxetine có thể gây buồn ngủ. Do vậy bệnh nhân khi dùng thuốc không được làm những công việc như lái xe, việc liên quan đến máy móc.
https://narihealthyinlife.wordpress.com