Đây là nhóm thuốc thuộc đường tiêu hóa, được bào chế dưới dạng: viên nén, viên nhai và hỗn dịch uống. Maalox được chế tạo nên từ những thành phần: nhôm hydroxit, magiê hydroxit và thành phần tá dược vừa đủ.
Như đã đề cập sơ lược ở trên, Maalox có tác dụng giảm acid dạ dày, điều trị tình trạng khó tiêu, ợ nóng, khó chịu tại vùng bụng. Bên cạnh đó, thuốc còn được chỉ định trong điều trị các bệnh viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích, viêm tá tràng, giảm đau sau phẫu thuật, tăng vận động dạ dày,…
Tác dụng của thuốc tác động trực tiếp tới lượng acid vốn có trong dạ dày, nhưng không có khả năng ngăn quá trình tiết acid. Vì vậy, để có hiệu quả điều trị tốt nhất, cần phải kết hợp Maalox với các loại thuốc khác theo chỉ định từ bác sĩ. Trong trường hợp này, các loại thuốc kết hợp phổ biến nhất là thuốc ức chế bơm proton và thuốc chẹn H2.
Liều lượng
Maalox dạng viên nét được dùng cho đối tượng từ 16 tuổi trở lên với lượng cơ bản như sau:
– Trị bệnh viêm dạ dày, loét đường tiêu hóa: Dùng để uống 1 – 2 viên mỗi lần. Mỗi ngày uống tối đa 12 viên, không dùng thuốc quá 6 lần 1 ngày và các lần uống cách nhau 4 giờ đồng hồ.
– Điều trị tăng tiết dịch vụ acid: Dùng để uống 1 – 2 viên mỗi lần vào lúc cần hoặc sau bữa ăn. Không được dùng thuốc quá 6 lần mỗi ngày.
Đối với các dạng thuốc khác, gồm hỗn dịch và viên nhai thì cần sử dụng theo liều lượng được bác sĩ chỉ định.
Cách sử dụng
Khi sử dụng Maalox, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để mang lại hiệu quả tốt:
– Tuân thủ giờ giấc, thời gian và liều lượng chỉ định từ bác sĩ điều trị. Không được tự ý ngưng dùng thuốc, tăng hoặc giảm liều lượng khi chưa được bác sĩ chỉ định.
– Dùng thuốc bằng đường uống, thời điểm tốt nhất là uống sau khi ăn, nếu cần thiết có thể dùng trước khi đi ngủ.
– Đối với dạng thuốc viên nhai, cần nhai kỹ trước khi nuốt và làm sạch khoang miệng bằng cách uống thêm ly nước lọc.
– Đối với thuốc dạng hỗn dịch, bạn cần lắc đều chai trước khi dùng. Đồng thời tránh uống chung với các thức uống khác, bởi vì nó có thể làm giảm hiệu quả tác động của thuốc.
– Đối với thuốc dạng viên nén, bệnh nhân nuốt cả viên cùng nước lọc. Tránh nghiền nát ra để dùng, vì việc này có thể làm tăng hấp thu lượng thuốc vào cơ thể trong thời gian ngắn, từ đó xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn.
Nếu sử dụng thuốc sau một thời gian nhưng không thấy thuyên giảm, hay thậm chí có dấu hiệu nặng hơn, người bệnh nên ngừng dùng thuốc và thăm khám tại cơ sở y tế. Tuyệt đối không dùng thuốc của người khác hoặc đưa thuốc của mình cho người thân, bạn bè sử dụng khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Thuốc Maalox cần để tránh xa tầm với con trẻ. Nơi bảo quản thuốc phù hợp là nhiệt độ phòng, không để tại nơi có nhiều ánh nắng hay ẩm ướt.
Riêng đối với dạng hỗn dịch uống, tránh để sản phẩm đóng băng.
Đối với những thuốc hết hạn sử dụng, cần ngưng dùng và xem hướng dẫn tiêu hủy trên bao bì hoặc chuyên giao cho các nhân viên y tế.
Trong quá trình sử dụng, Maalox có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đau đầu.
Bên cạnh đó, nhiều trường hợp còn xảy ra các vấn đề nguy hiểm hơn. Do đó, nếu thấy có bất cứ triệu chứng nào sau đây, bạn hãy liên hệ ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám, cấp cứu kịp thời: đau dạ dày, nôn mửa, phát ban, sưng vùng mặt và môi, ngứa, nhịp thở nông, nhanh chậm thất thường, khó thở, chóng mặt,….
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trước khi dùng thuốc bệnh nhân phải báo cáo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh tật của bản thân một cách đầy đủ. Nhất là trong những trường hợp đặc biệt sau:
– Dị ứng với thành phần trong thuốc hay xảy ra bất cứ loại dị ứng nào khác.
– Đối tượng bị bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
– Bệnh nhân suy tim hoặc suy mạch vành.
– Người kém hấp thu glucose, galactose hay không dung nạp được fructose.
– Bị các bệnh về gan và thận.
– Những người thường xuyên uống rượu bia hoặc cơ thể mất nước nghiêm trọng.
– Bệnh nhân phenylketon niệu.
– Đối tượng dùng thuốc là mẹ bầu, trẻ nhỏ, mẹ cho con bú và người cao tuổi.