Theo BS. Đỗ Hữu Thành thuộc khoa Nội cơ xương khớp thì tình trạng nổi đốm trắng trên da trẻ sơ sinh là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phổ biến nhất là bệnh bạch biến và lang ben. Vậy vì sao trẻ sơ sinh bị lang sữa và cách khắc phục để tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến trẻ?
Cụ thể về 2 căn bệnh khiến trẻ sơ sinh bị lang sữa như sau:
Là bệnh ngoài da có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Nguyên nhân là da bị nhiễm vi nấm có tên pityrosporum ovale. Bố mẹ không cần quá lo lắng vì đây chỉ là bệnh ngoài da thuần túy và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé.
Nguyên nhân gây bệnh:
Bên cạnh nguyên nhân chính được nêu ở trên là vi nấm pityrosporum ovale, lang ben còn được gây ra bởi các tác nhân khác như:
- Thời tiết
- Lượng dầu trên da
- Mồ hôi
- Thay đổi nội tiết tố
- Hệ miễn dịch suy giảm,…
https://dakhoahoancautphcm.vn/dia-chi-kham-benh---thuoc-dieu-tri-270/
Triệu chứng của bệnh:
- Xuất hiện những đốm da màu sáng hoặc tối hơn so với vùng da bình thường. Trong đó, màu sắc thường gặp nhất là trắng, đôi khi cũng có nâu, đỏ hoặc hồng.
- Lang ben thường bắt gặp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là mặt, ngực, cổ, cánh tay, lưng.
- Trường hợp nặng hơn, đốm trắng sẽ khô lại, xuất hiện vẩy trắng và ngứa ngáy.
- Các đốm trắng nhỏ kết hợp lại với nhau thành mảng trắng lớn và có xu hướng lây lan nhanh chóng theo thời gian.
- Mùa hè là điều kiện thuận lợi để lang ben phát triển và chúng giảm bớt trong mùa đông khi nhiệt độ giảm xuống.
Chẩn đoán bệnh:
Nếu muốn biết trẻ sơ sinh bị lang sữa, nổi đốm trắng trên da có phải là lang ben hay không, bố mẹ phải đưa bé đến bác sĩ và thăm khám bằng ánh sáng cực tím. Ngoài ra, có thể lấy mẫu da để quan sát xem có sự tồn tại của vi nấm men hay không.
Căn bệnh thứ 2 có dấu hiệu nổi đốm trắng trên da là bạch biến, đây là trạng thái da mất màu theo từng mảng, nhất là ở mặt, nách và bàn tay. Bệnh lý này có thể chữa khỏi nhưng khả năng tái phát là rất cao. Biểu hiện của bạch biến có màu trắng khác biệt rõ rệt không giống với lang ben.
Nguyên nhân gây bệnh:
Bạch biến xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là trẻ nhỏ và người dưới 20 tuổi. Hiện tại có nhiều nguyên nhân gây nên bạch biến như các bệnh tự miễn dịch (viêm tuyến giáp tự miễn), yếu tố di truyền,…
Triệu chứng của bệnh:
- Vùng da nhất định nào đó, thường là 2 bên đối xứng của cơ thể bị mất màu dần dần, nhanh chóng có màu gần như với màu trắng.
- Tiếp xúc lên vùng da bạch biến không gây cảm giác bất thường, người bệnh không thấy ngứa hay đau.
- Các mảng bạch biến đa dạng về kích thước, hình dáng và khởi phát từ những đốm trắng nhỏ.
- Nếu bệnh nặng, có thể khiến lông và tóc mất sắc tố đen hay nâu.
Chẩn đoán bệnh:
Để biết trẻ sơ sinh bị lang sữa có phải là bệnh bạch biến không, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp sinh thiết, tiến hành lấy mẫu da nhỏ để kiểm tra, quan sát dưới kính hiển vi. Bên cạnh đó, kết hợp cùng các phương pháp khám da liễu để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Theo nhận định từ các chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu: Bạch biến và lang ben là 2 bệnh lý ngoài da không nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại gây ra sự khác biệt lớn trên làn da, ảnh hưởng đến vẻ ngoài và thẩm mỹ của trẻ về sau. Vì vậy, bố mẹ nên điều trị dứt điểm cho trẻ càng sớm càng tốt và lưu ý chỉ điều trị khi có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Mong rằng những thông tin trên đã làm rõ thắc mắc trẻ sơ sinh bị lang sữa là bệnh gì và phương pháp điều trị đúng mẹ nên thực hiện. Ngoài ra, để được giải đáp mọi câu hỏi liên quan, bạn hãy liên hệ đến các bác sĩ chuyên khoa vì những lời khuyên trên không thay thế được chỉ định từ bác sĩ.
https://dakhoanguyentrai.vn/dau-xuong-mu-vung-kin-o-nu.html