Trước khi sử dụng, bệnh nhân cần biết Vacoomez là thuốc gì, tác dụng và cách dùng đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Thuốc Vacoomez nằm trong nhóm thuốc đường tiêu hóa, có công dụng giúp tiết axit dạ dày. Nó được chỉ định điều trị và dự phòng các bệnh lý viêm thực quản trào ngược, viêm dạ dày – tá tràng,… Hãy cùng tìm hiểu về loại thuốc này qua bài viết dưới đây.
Đây là thuốc đường tiêu hóa được bào chế ở dạng viên nang, đóng hộp gồm 10 vỉ x 10 viên.
Thuốc chứa thành phần chính là Omeprazole, chất này có công dụng ức chế đặc hiệu nhờ khả năng khóa hệ thống enzyme tế bào ở thành dạ dày. Hoạt chất này bắt đầu có công dụng sau khoảng 1 giờ uống, đạt nồng độ cao nhất ở trong huyết tương sau 2 giờ. Do đó, nó có thể được hấp thu một cách hoàn toàn sau 3 – 6 giờ.
Ngoài ra, thành phần Omeprazole còn có khả năng ức chế sự tiết acid dịch vị gây ra bởi bất cứ tác nhân kích thích nào. Nhưng nó lại không có tác dụng tới các thụ thể acetylcholine, histamin. Thuốc được biến đổi tại gan, thải trừ 80% qua nước tiểu và 20% qua phân.
Chỉ định
Vacoomez được chỉ định điều trị hoặc dự phòng cho một số trường hợp cụ thể như sau:
- Viêm thực quản trào ngược
- Viêm loét dạ dày – tá tràng và tái phát
- Hội chứng Zollinger-Ellison
Bên cạnh đó, Vacoomez còn có một số chỉ định khác, bệnh nhân muốn biết thêm chi tiết hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Chống chỉ định
Vacoomez được khuyến cáo không dùng cho đối tượng quá mẫn với thành phần Omeprazole hay bất cứ thành phần nào chứa trong thuốc. Hãy trao đổi với các bác sĩ điều trị để được tư vấn chi tiết hơn.
++ Cách dùng thuốc Vacoomez
Tương tự như những loại thuốc khác, người bệnh cần đọc kỹ phần thông tin hướng dẫn trước khi sử dụng Vacoomez. Khi dùng đúng cách sẽ giúp quá trình điều trị đạt được kết quả cao và an toàn nhất.
Vacoomez được bào chế ở dạng viên nang, người bệnh chỉ cần nuốt trọn viên thuốc cùng với nước lọc.
Không nên uống thuốc cùng với những loại thức uống khác như nước ngọt, sữa, nước ép,… vì nó có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc.
++ Liều dùng thuốc Vacoomez
Phụ thuộc vào từng bệnh lý và trình trạng bệnh, cơ địa bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định liều lượng tương thích. Bên dưới đây, chúng tôi có đề cập đến liều lượng, tần suất dùng thuốc đáp ứng với trường hợp cơ bản thường gặp nhất, mời bạ tham khảo.
- Dùng cho viêm thực quản trào ngược, loét dạ dày: Mỗi ngày dùng 20mg và dùng liên tục 4 – 8 tuần. Đối với trường hợp kháng thuốc điều trị khác, bác sĩ có thể tăng liều lượng lên gấp đôi là 40mg mỗi ngày.
- Dùng cho loét tá tràng: Mỗi ngày dùng 20mg với thời gian từ 2 – 4 tuần.
- Dùng cho hội chứng Zollinger – Ellison: Mỗi ngày dùng 60mg thuốc Vacoomez.
- Dự phòng tái phát bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng: Mỗi ngày dùng 20 – 40mg.
Trước khi dùng thuốc, bạn nên trao đổi với bác sĩ về liều dùng phù hợp nhất. Đồng thời nên tuân thủ chỉ định từ bác sĩ, không được tự ý tăng giảm liều lượng ngay cả khi triệu chứng có dấu hiệu giảm nhanh. Trường hợp dùng thuốc không hiệu quả trong thời gian dài, cũng nên chủ động báo đến bác sĩ để lên phương án khác thích hợp hơn.
Thuốc Vacoomez cần được bảo quản đúng cách và tuân theo hướng dẫn sau: Cất giữ nơi không thoáng, trong nhiệt độ phòng không quá 30 độ C và 70% độ ẩm. Cần tránh đặt thuốc nơi gần tầm với của trẻ hoặc có ánh sáng mặt trời.
Trường hợp thuốc Vacoomez bị ẩm mốc, hư hỏng, biến chất hay hết hạn sử dụng, bạn nên chủ động ngưng dùng thuốc và xử lý theo hướng dẫn để bảo vệ môi trường.
Nếu không biết cách xử lý, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc tham khảo trong tờ hướng dẫn. Với thuốc Vacoomez, hạn dùng lên đến 24 tháng kể từ ngày sản xuất được in trên vỏ hộp. Bệnh nhân cần lưu ý để không dùng phải thuốc đã quá hạn.
- Bệnh nhân cần được loại trừ những bệnh ác tính đối với trường hợp nghi ngờ bị viêm loét dạ dày tá tràng trước khi dùng thuốc Vacoomez.
- Với người đang mang thai và người cho con bú vẫn chưa thể khẳng định được mức độ an toàn khi dùng thuốc Vacoomez. Do đó, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để được cân nhắc kỹ lưỡng, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Khi dùng Vacoomez, bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ, nhưng nó không quá nguy hiểm và dễ khắc phục. Sau đây là một số tác dụng phụ của thuốc Vacoomez: đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn ói,…
Ngoài ra còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác thường, bệnh nhân cần phải báo với bác sĩ nếu thấy cơ thể có biểu hiện lạ để được xử lý đúng cách, tránh dùng thêm bất cứ loại thuốc nào vì có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn.
https://narihealthyinlife.wordpress.com
https://getpocket.com/users/danhnguyen/feed/all