Viêm bàng quang là một nhiễm trùng cấp tính, do vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang (thông qua niệu đạo) gây nên và các triệu chứng thường tái phát nhiều lần.
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nam giới, nữ giới, trẻ em, người cao tuổi… Trong đó, nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất do cấu tạo cơ quan sinh dục “mở”, đường niệu đạo ngắn, gần với hậu môn… nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Bên cạnh đó, viêm bàng quang cũng hay gặp phải ở những người có sức khỏe yếu, sức đề kháng kém hoặc niệu đạo bị tổn thương…
+ Tuổi tác cao
+ Nằm bất động lâu ngày
+ Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình hoặc giao hợp không an toàn
+ Phụ nữ mang thai hoặc đang mãn kinh
+ Vệ sinh cơ quan sinh dục kém
+ Có sỏi niệu đạo/ bàng quang
+ Bệnh nhân bị đái tháo đường, nhiễm HIV
● Viêm bàng quang do nhiễm khuẩn
Đa số các trường hợp bị viêm bàng quang là do vi khuẩn gây ra. 80% các trường hợp bị viêm là do vi khuẩn E.Coli (Escherichia coli) có nguồn gốc từ đường tiêu hóa gây ra; lây nhiễm từ đại tràng, sang vùng hông chậu và hệ tiết niệu.
Ngoài ra, một số loại vi khuẩn khác cũng gây phản ứng viêm bàng quang như: tụ cầu vàng, vi khuẩn lậu, Chlamydia, trực khuẩn mủ xanh, Mycoplasma, virus herpes, Klebsiella pneumoniae, Enterococcus faecalis…
● Do đặt ống thông tiểu
Ở nhiều đối tượng bệnh nhân do đặt ống thông tiểu qua niệu đạo vào bàng quang để thu thập nước tiểu; thoát nước tiểu ra ngoài hoặc thực hiện thủ thuật trước khi làm phẫu thuật… cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng ở đường tiểu.
● Một số yếu tố không lây nhiễm khác cũng gây viêm bàng quang
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc hóa trị, cyclophosphamide và ifosfamide
- Do xạ trị ở vùng khung chậu có thể làm thay đổi mô gây viêm bàng quang
- Do mẫn cảm quá mức với các hóa chất có trong các sản phẩm vệ sinh phụ nữ, kem thuốc tiệt trùng, tắm bồn với xà phòng tạo bọt…
● Biến chứng từ các bệnh lý khác
Các bệnh lý như đái tháo đường, phì đại tuyến tiền liệt (nam giới), sỏi thận, tổn thương tủy sống… về lâu dài cũng có thể biến chứng gây viêm bàng quang.
Ở mỗi bệnh lý có triệu chứng đặc thù riêng, đối với viêm bàng quang người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:
- Rối loạn tiểu tiện: Người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, mót tiểu dai dẳng và dữ dội; luôn có cảm giác nóng rát khi đi tiểu…
- Căng tức bàng quang: Bàng quang luôn có cảm giác giống như bị chèn ép, đau bàng quang “mơ hồ”, trằn bụng dưới; đau hai bên lưng (thắt lưng) hoặc đau ở vùng lưng giữa.
- Đi tiểu nhiều lần: Bệnh nhân muốn đi tiểu nhiều lần và phải tiểu gấp nhưng mỗi lần lượng nước tiểu ra rất ít.
- Nước tiểu đục, vàng sậm, có mùi hôi hoặc khai nồng; đôi khi bị tiểu ra máu…
- Bên cạnh đó, người bệnh còn thấy cơ thể vô cùng mệt mỏi, có thể sốt nhẹ. Trẻ em thì có thể bị tè dầm vào ban đêm.
⇒ Nếu người bệnh thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng khó chịu nêu trên, tốt nhất nên đi khám để được bác sĩ xét nghiệm nước tiểu; tìm vi khuẩn gây bệnh hoặc máu/ mủ trong nước tiểu… chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm.
CẢNH BÁO: Viêm bàng quang là bệnh lý có tính chất nguy hiểm, việc chậm trễ chữa trị hoặc chữa trị không đúng cách, viêm ngược dòng lên thận gây tổn thương thận vĩnh viễn; tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn hoặc gây nhiễm khuẩn huyết… đe dọa tính mạng người bệnh.
Là bệnh lý thuộc hệ tiết niệu, bệnh lý viêm bàng quang được chẩn đoán thông qua khám lâm sàng và các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để tìm vi khuẩn, máu/ hoặc mủ trong nước tiểu.
- Siêu âm hoặc soi bàng quang
- Chụp X-quang, chụp CT scanner – chẩn đoán hình ảnh.
Thông qua các bước khám này, khoảng từ 15-30 phút, người bệnh sẽ có kết quả; bác sĩ đưa ra kết luận về bệnh lý, mức độ bệnh nặng/nhẹ và chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm, mức độ bệnh lý cũng như thể trạng cơ thể, cơ địa từng người mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp.
Đối với viêm bàng quang do vi khuẩn đa số các trường hợp nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc đặc trị vi khuẩn kết hợp với kháng sinh. Các loại thuốc điều trị viêm bàng quang phổ biến như: sulfamethoxazole, trimethoprim, amoxicillin, ciprofloxacin, nitrofurantoin
https://dakhoanguyentrai.vn/thuoc-dat-gynecon-co-tac-dung-gi-cach-dung-hieu-qua.html