Fobancort Cream tuýp 5g có giá dao động từ 40.000 – 50.000 VNĐ và Fobancort Cream tuýp 15g có giá dao động từ 60.000 – 70.000 VNĐ. Fobancort gồm hai thành phần chính là Fusidic acid và Betamethasone.
Hai hoạt chất này có các công dụng sau:
♦ Fusidic acid: Là chất kháng khuẩn sử dụng điều trị tại chỗ, có khả năng tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh trên da.
♦ Betamethasone: Là corticosteroid tổng hợp, có tác dụng chống dị ứng – chống. Hoạt chất này có khả năng ức chế hệ miễn dịch của cơ thể giúp làm giảm tình trạng sưng viêm và dị ứng.
Thuốc Fobancort hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi nấm gây hại. Đồng thời ngăn chặn quá trình sản sinh ra cholesterol tự nhiên có trong thực vật cần thiết để các vi nấm tồn tại.
Thuốc Fobancort cream được sử dụng trong một số trường hợp sau:
♦ Viêm da nhiễm khuẩn, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc
♦ Chàm khu trú, chàm do ứ đọng
♦ Lichen đơn mạn tính
♦ Vảy nến, bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa
Ngoài ra, thuốc Fobancort còn được sử dụng trong một số trường hợp không được đề cập bên trên. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc với mục đích khác.
Chống chỉ định sử dụng Fobancort với các trường hợp sau:
♦ Dị ứng, quá mẫn cảm với hoạt chất Fusidic acid hay Betamethasone cũng như các thành phần khác trong thuốc.
♦ Viêm vùng da quanh miệng
♦ Nhiễm trùng da do nhiễm virus và nấm
♦ Mụn trứng cá đỏ, lở loét da
♦ Phụ nữ có thai và đang trong thời gian cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Fobancort để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện tác dụng không mong muốn.
Cách sử dụng
♦ Làm sạch vùng da cần bôi thuốc bằng nước ấm, lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch.
♦ Dùng tăm bông lấy một lượng thuốc Fobancort vừa đủ và bôi một lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương. Đợi vài phút để thuốc thẩm thấu sâu vào da.
♦ Nếu trực tiếp dùng tay bôi thuốc, người bệnh cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi bôi thuốc để hạn chế tình trạng bội nhiễm.
♦ Tránh để vùng da bôi thuốc tiếp xúc với vùng da người khác, nhất là trẻ nhỏ. Trong trường hợp có tiếp xúc, vùng da khỏe mạnh có thể xuất hiện dấu hiệu kích ứng và đỏ rát.
Liều dùng
♦ Bôi thuốc Fobancort 2 – 3 lần/ ngày
♦ Không nên băng kín khu vực da bôi Fobancort cream. Nếu buộc phải băng kín thì cần điều chỉnh liều lượng và tần suất bôi thuốc để hạn chế tác dụng phụ phát sinh
Lưu ý: Liều dùng được chia sẻ bên trên chỉ mang tính tham khảo và áp dụng với các trường hợp phổ biến. Nếu tình trạng bệnh khá đặc biệt, người bệnh cần được bác sĩ chỉ định liều lượng và tần suất sử dụng cụ thể.
Bảo quản thuốc Fobancort
♦ Thuốc Fobancort cần được bảo quản ở nới thông thoáng và khô ráo, trong nhiệt độ phòng.
♦ Để thuốc ở vị trí an toàn – kín đáo, xa tầm tay trẻ em và nơi có thú nuôi.
♦ Thuốc Fobancort có thành phần steroid, vì vậy không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài. Hãy tham khảo thông tin hướng dẫn in trên bao bì hoặc trao đổi với bác sĩ để biết cụ thể thời gian sử dụng thuốc.
♦ Thận trọng khi bôi Fobancort lên da mặt, khu vực da bị hăm hay vùng nhạy cảm khác. Trong trường hợp này, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng sử dụng để hạn chế tác dụng phụ phát sinh.
♦ Trao đổi với bác sĩ nếu các bậc phụ huynh có ý định dùng thuốc cho trẻ sơ sinh và các bé dưới 6 tuổi.
♦ Trường hợp mang thai không nên sử dụng thuốc Fobancort vì thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Phụ nữ cho con bú có thể dùng thuốc nhưng trong thời gian điều trị cần ngưng cho bé bú.
♦ Khi bôi thuốc Fobancort lên vùng da quanh mắt, bệnh nhân nên thận trọng vì thuốc có thể làm tăng nhãn áp và gây cườm mắt.
Trong thời gian sử dụng Fobancort cream người bệnh có thể gặp phải một trong các tác dụng phụ sau:
♦ Kích thích da
♦ Đỏ da, da ngứa rát
♦ Viêm kết mạc
♦ Xuất hiện cảm giác đau ở vùng da bôi thuốc
Lưu ý: Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập bên trên, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn biện pháp khắc phục hiệu quả.
♦ Khi thăm khám, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về danh sách các loại thuốc bản thân đang sử dụng, bao gồm: Thuốc kê toa, các loại thuốc không kê toa, viên uống bổ sung, vitamin, thảo dược
♦ Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng và bệnh lý của bản thân, cùng với tình trạng sức khỏe hiện tại (mang thai, chuẩn bị làm phẫu thuật…). Bởi vì số tình trạng sức khỏe có thể khiến người bệnh dễ gặp phải tác dụng phụ hơn khi dùng Fobancort.
♦ Nếu người bệnh sử dụng Fobancort Cream cùng các loại thuốc bôi ngoài da khác, có thể làm thay đổi tác dụng của một trong hai loại thuốc. Do đó, nếu định sử dụng cùng lúc 2 loại thuốc lên cùng một vùng da, người bệnh hãy tham khảo ý kiến dược sĩ/ bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
https://dakhoanguyentrai.vn/tinh-trung-loang-co-sao-khong.html