15 Oct
15Oct
Gentamicin thuộc phân nhóm thuốc kháng sinh aminoglycoside, được sử  dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn. Thuốc có tên hoạt chất là Tobramycin, được bào chế dưới dạng dạng thuốc tiêm và dung dịch với hàm lượng sau:

- Gentamicin 60mg – 50 ml đơn vị

- Gentamicin 80mg – 100 ml và 50 ml đơn vị

- Gentamicin 100mg – 100 ml và 50 ml đơn vị

- Gentamicin 120mg – 100 ml đơn vị

Điều cần tìm về thuốc Gentamicin

Chỉ định của thuốc

Thuốc  được chỉ định điều trị trong những trường hợp sau:

♦ Chắp lẹo, viêm bờ mi, nhiễm khuẩn giác mạc, tổn thương do dị vật rơi vào mắt, sử dụng trước và sau khi phẫu thuật nội nhãn…

♦ Điều trị nhiễm khuẩn  nặng như: viêm phổi, viêm màng não, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn  máu, nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn đường  tiêu hóa…

♦ Ngoài ra, Gentamicin  còn có thể sử dụng kết hợp với thuốc penicillin, metronidazol, quinolon,  clindamycin để nâng cao khả năng kháng khuẩn.

Chống chỉ định

♦ Chống chỉ định sử dụng  Gentamicin cho những người bệnh nhạy cảm/ dị ứng với Gentamicin hoặc các  loại thuốc cùng nhóm aminoglycoside.

♦ Bên cạnh đó cũng không sử dụng thuốc cho những người bị tổn thương thính giác, gan, thận.

Hướng dẫn cách dùng thuốc Gentamicin hiệu quả

Liều lượng và cách dùng

Liều dùng

♦ Gentamicin được sử dụng để tiêm  tĩnh mạch và tiêm bắp. Liều dùng của thuốc do bác sĩ chỉ định, việc tiêm  thuốc cũng cần được thực hiện bởi các nhân viên y tế tay nghề cao.

♦ Liều dùng của thuốc  Gentamicin được xác định dựa trên các yếu tố như: khả năng đáp ứng  thuốc, mức độ nhiễm khuẩn, tình trạng sức khỏe.

♦ Người bệnh có thể được  chỉ định làm xét nghiệm nồng độ thuốc trong máu và khả năng thanh thải  của thận… để xác định liều dùng phù hợp.

Cách sử dụng

♦ Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng được in trên hướng dẫn đính kèm với mỗi hộp thuốc, hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

♦ Thuốc dùng đường tiêm  truyền tĩnh mạch hay tiêm bắp phải được thực hiện và theo dõi chặt chẽ  bởi nhân viên y tế. Mỗi lần tiêm thuốc cách nhau 8 giờ.

♦ Để thuốc phát huy tác  dụng điều trị tối đa, người bệnh nên dùng thuốc vào một thời điểm cố  định và thời gian giãn cách giữa các lần tiêm thuốc cần đều nhau.

♦ Không nên tự ý ngưng  điều trị khi chưa hết lộ trình hoặc khi bác sĩ chưa cho phép. Việc tự ý  ngưng thuốc trước thời gian quy định có thể khiến vi khuẩn bùng phát làm  tăng nguy cơ tái nhiễm.

♦ Báo ngay với bác sĩ nếu tình trạng nhiễm khuẩn có dấu hiệu lan rộng và nghiêm trọng hơn.

Bảo quản thuốc

♦ Bảo quản thuốc  Gentamicin trong lọ. Đặt lọ thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi  ẩm ướt và có ánh sáng trực tiếp. Đặt thuốc Gentamicin xa tầm tay trẻ em  và vật nuôi trong nhà.

♦ Không sử dụng khi thuốc  Gentamicin có dấu hiệu biến chất – hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Xử lý  thuốc hư hỏng – hết hạn đúng cách, không tùy tiện vứt vào bồn cầu, cống  nước… để tránh gây ô nhiễm môi trương.

Chú ý trong thời gian điều trị với thuốc Gentamicin

Cảnh báo

Thận trọng khi dùng thuốc Gentamicin và thông báo với bác sĩ nếu người dùng đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như sau:

Cảnh báo chung

♦ Trường hợp dị ứng với Gentamicin hay bất kỳ thuốc kháng sinh khác thuộc nhóm aminoglycoside (tobramycin, amikacin).

♦ Có tiền sử mắc bệnh xơ  nang, vấn đề về thận, vấn đề về thính giác (giảm thính lực, điếc),  khoáng chất (kali, canxi, magie) trong máu thấp, mắc bệnh Parkinson.

♦ Thuốc Gentamicin có thể  ảnh hưởng xấu đến hoạt động của vacxin vi khuẩn sống (vacxin thương  hàn). Không nên dùng thuốc trong thời gian tiêm vacxin, trừ trường hợp  được bác sĩ yêu cầu.

♦ Trước khi phẫu thuật  hay tiểu phẫu nha khoa, nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử  dụng bao gồm thuốc kê toa và thuốc không kê toa, các loại vitamin và  thảo dược.

♦ Người lớn tuổi sử dụng thuốc Gentamicin có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn so với những đối tượng khác.

Cảnh báo với nhóm đối tượng đặc biệt

♦ Thuốc Gentamicin không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ đang mang thai

♦ Người mẹ đang cho con  bú có thể dùng thuốc Gentamicin vì thuốc chỉ bài tiết một lượng nhỏ qua  đường sữa mẹ. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi  dùng.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp trong thời gian dùng Gentamicin: Đau dạ dày, buồn nôn, chán ăn. Một số triệu chứng khác cũng khá phổ biến như: Đỏ, đau và kích thích tại vị trí tiêm

Tác dụng phụ hiếm gặp:  Gentamicin có thể gây viêm đại tràng giả mạc. Tình trạng này có thể kéo  dài vài tuần hoặc vài tháng sau khi ngừng thuốc. Việc sử dụng thuốc trị  tiêu chảy trong thời gian này có thể khiến cho bệnh tình thêm nghiêm  trọng hơn.

Tác dụng phụ nghiêm trọng:  Đau dạ dày, đau bụng, tiêu chảy kéo dài, phân có lẫn máu và chất nhầy,  chuột rút… Khi xuất hiện những tác dụng phụ này, người bệnh cần liên hệ  với bác sĩ ngay.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc kéo dài:  Người bệnh có thể bị tưa miệng, nhiễm trùng nấm men mới… nếu dùng thuốc  Gentamicin trong thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại. Thông báo với bác  sĩ nếu trong miệng xuất hiện các mảng trắng, dịch tiết âm đạo thay đổi  hoặc có biểu hiện bất thường khác.

https://dakhoanguyentrai.vn/thuoc-metasone-thanh-phan-tac-dung-va-lieu-luong.html


Bình luận
* Các email sẽ không được công bố trên trang web.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING