Spiramycin là loại thuốc nằm trong nhóm thuốc kháng nấm, virus, chống nhiễm khuẩn và trị ký sinh trùng. Khi dùng thuốc Spiramycin cùng một số thuốc khác, tình trạng tương tác có thể xảy ra, Khi đó, cơ thể bạn sẽ gặp nhiều nguy hiểm do phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc Spiramycin hiện đang được bào chế dưới 3 dạng gồm:
- Viên nén uống
- Tiêm tĩnh mạch
- Thuốc đạn (để đặt trực tràng)
Thuốc Spiramycin hiện đang được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng như viêm xoang cấp, viêm họng, viêm phổi, bội nhiễm viêm phế quản cấp, nhiễm trùng miệng, nhiễm trùng da lành tính (như chốc lở, chốc loét), nhiễm trùng sinh dục, phòng ngừa viêm màng não,…
Bên cạnh đó, Spiramycin còn được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm ký sinh trùng có tên Toxoplasma cho đối tượng phụ nữ mang thai, bởi vì thuốc này có khả năng giảm nhiễm trùng cho thai nhi.
Tuy nhiên, nó không hiệu quả đối với những bệnh cúm, cảm lạnh, nhiễm những loại virus khác. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liệu trình điều trị thích hợp.
Đối với những người dị ứng với thành phần trong Spiramycin thì không nên dùng loại thuốc này.
Người bị bệnh viêm màng não cũng chống chỉ định với Spiramycin.
Thuốc có ảnh hưởng tới một số tình trạng sức khỏe như bệnh gan, bị tắc nghẽn ống mật, phụ nữ có thai, người cho con bú hoặc dự định sinh em bé.
Thời điểm sử dụng thuốc Spiramycin tốt nhất là để bụng đói. Nó hoạt động hiệu quả khi có lượng không đổi ở trong máu. Do đó, bệnh nhân cần dùng thuốc đều đặn, tránh bỏ liều để giữ lượng này ổn định.
Người bệnh nên dùng thuốc theo thời gian và liều lượng đúng với chỉ định của bác sĩ. Kể cả khi các triệu chứng bệnh đã khỏi hẳn, bạn cũng không nên ngưng dùng thuốc bởi vì việc này có thể khiến tái nhiễm trùng trở lại.
Việc dùng thuốc Spiramycin với liều lượng bao nhiêu còn tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh lý ở mỗi người. Do đó, bệnh nhân cần thăm khám cùng bác sĩ thì mới nhận được liệu trình phù hợp. Sau đây là liều lượng ở mức trung bình cho trường hợp phổ biến nhất.
Liều dùng với viên uống
- Dùng cho người lớn, thanh thiếu niên: Uống 1-2g mỗi lần, 2 lần/ngày hay 500mg - 1g và uống 3 lần/ngày. Nếu nhiễm trùng nặng thì nên dùng liều 2-2.5g uống 2 lần/ngày.
- Dùng cho trẻ nặng từ 20kg: Lượng thuốc dùng tùy thuộc theo trọng lượng cơ thể. Thông thường sẽ là 25mg/kg và uống 2 lần mỗi ngày hay 17mg/kg và uống 3 lần/ngày.
Liều dùng với thuốc tiêm
- Dùng cho người lớn, thanh thiếu niên: Tiêm chậm 500mg vào tĩnh mạch, cách 8 giờ dùng 1 lần. Nếu nhiễm trùng nặng thì nên tiêm từ từ 1g tiêm vào tĩnh mạch mỗi 8 giờ/ lần.
- Dùng cho trẻ em: Hỏi ý kiến bác sĩ và nhận chỉ định trước khi dùng.
Liều dùng với thuốc đạn
- Dùng cho người lớn, trẻ em 12 tuổi trở lên: Mỗi ngày dùng từ 2 – 3 viên thuốc đạn 750mg.
- Dùng cho trẻ dưới 12 tuổi: Mỗi ngày dùng từ 2 – 3 viên thuốc đạn 500mg.
- Dùng cho trẻ sơ sinh: Lượng thuốc dùng tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể. Liều dùng cơ bản là 1 viên thuốc 250mg/5kg, mỗi ngày dùng 1 lần.
- Trong quá trình dùng Spiramycin, nếu triệu chứng bệnh không được cải thiện hoặc thậm chí là nặng nề hơn, bạn hãy báo với bác sĩ để được thay đổi phương án chữa trị.
- Khi nhận thấy dùng thuốc quá liều, phải gọi ngay cho bệnh viện hoặc bác sĩ để nhận sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt, kiểm soát chất độc xâm nhập vào cơ thể.
- Tránh dùng chung thuốc Spiramycin với người khác hoặc đưa đơn thuốc của bạn cho những người khác nhau kể cả có bệnh lý giống nhau.
Thuốc Spiramycin có thể dẫn đến nhiều tác dụng ngoại ý, cho dù hiếm gặp nhưng một khi gặp phải thì sẽ rất nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng.
Do đó, bệnh nhân cần phải theo dõi sức khỏe trong suốt thời gian dùng thuốc, nếu nhận thấy phản ứng bất thường nguy hiểm hoặc không thể kiểm soát được thì báo ngay cho bác sĩ. Những tác dụng phụ do thuốc gây ra gồm:
>> Phản ứng dị ứng
- Phát ban
- Nổi mề đay
- Ngứa, da đỏ
- Sưng, phồng rộp, bong tróc
- Sốt
- Đau thắt ở ngực và khó thở
- Khó nuốt, khàn giọng
- Sưng miệng, lưỡi, mắt, môi, cổ họng
>> Các phản ứng nghiêm trọng
- Máu trong nước tiểu
- Chóng mặt hoặc bất tỉnh
- Đau ngực
- Đau bụng
- Vàng da hoặc mắt
- Nhịp tim không bình thường
- Tiêu chảy
- Buồn nôn hoặc nôn
https://dakhoanguyentrai.vn/tri-noi-do-4-giai-doan-cuoi-cuc-ky-nguy-hiem.html